Với Kinh nghiệm du lịch Tam Hải thì được biết nơi đây là một xã nằm tách biệt với đât liền, được bao quanh bởi biển và dòng sông Trường Giang trong xanh thơ mộng. Do vậy, cách duy nhất để đi và đến được xã Tam Hải là phải đi phà hoặc đò nhỏ của người dân.
Kinh nghiệm du lịch Tam Hải Núi Thành nói gì về tên ấy.
Tam Hải được hiểu như nghĩa dân gian là sự kết hợp đặc biệt về vị trí địa lý của hòn đảo được quay quanh là sông là biển. Chính những hạt cát mặn hương muối biển quyện với sông Trường Giang đổ về đã gộp nên hình hài Tam Hải.
Về Tam Hải không có gì hơn là tìm về với bình yên, thiên nhiên đã ưu ái cho Tam Hải có cả những bãi cát dài thơ mộng cùng những bãi ghềnh kỳ ảo. Bởi thế, mà khi đến Tam Hải người ta thường tìm đến bãi cát trắng mịn của Hòn Mang.
Không ai biết dừa có từ bao giờ, nhưng dừa là hiện thân cho tính cách người Tam Hải mạnh mẽ, hiên ngang và tràn đầy sức sống.
Làng Bích Họa Tam Hải điểm đến đầu tiên.
Ý tưởng “Làng tranh Tam Hải” được các bạn sinh viên khoa Kiến trúc, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng thực hiện sau 3 tuần. Những bức tường nhà, bờ rào đơn điệu, cũ kỹ của người dân xã đảo Tam Hải đã trở nên bừng sáng, sinh động.
Tham quan Tam Hải- Ghềnh đá rêu xanh Bàn Than
San hô
Nơi đây sở hữu sự phong phú của thế giới biển với những rạn san hô lớn, sinh vật đa dạng. Lâu nay, các điểm đến tại địa phương này đã được du khách biết đến như mũi Bàn Than, bãi Bấc, bãi Nồm, cửa Lở, cửa An Hòa, Hòn Mang, Hòn Dứa, …
Di Tích
Đặc biệt nơi đây có giếng cổ Chămpa với độ sâu khoảng 10m, đường kính 1,3m, xung quanh được xây tường bê tông với lối vào dựng 2 trụ biểu. Đây là bằng chứng về sự hiện diện của nền văn hóa Chămpa trên vùng đất Tam Hải.
Ghềnh đá bàn than
Trong hành trình khám phá tiềm năng du lịch của xã đảo Tam Hải, Bàn Than là một trong những điểm tham quan hấp dẫn với dãy ghềnh đá men theo bờ độc đáo. Giữa mênh mông một màu xanh bất tận của trời mây sóng nước, những khối đá đen tuyền xếp chồng từng lớp trải trên mặt biển bao la.
Đến với Bàn Than du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những bờ đá rêu xanh ven biển. Buổi sáng mặt trời lên cao, chiếu nắng lấp lánh trên mặt sóng và buổi chiều nắng xuống hanh vàng, ghềnh đá đẹp huyền ảo. Ghềnh đá Bàn Than dài non cây số bao bọc xung quanh một ngọn núi nhỏ, có nhiều dãy đá, hốc đá và những phiến bàn đá phẳng. Đứng phía ghềnh đá bên này nhìn sang bên kia là những hòn Mang, hòn Dứa, hòn Đá Chìm… giữa nhấp nhô sóng nước.
Đến ghềnh Bàn Than, không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thú vị, du khách chắc hẳn cũng bị cuốn hút bởi những ẩm thực đặc trưng vùng sông nước tươi ngon với các loại hải sản như mực cá, tôm cua, ốc…
Kinh nghiệm du lịch Tam Hải có món gì đặc biệt
a. Rong Biển
Rong biển có tính mát, là nguồn thực phẩm ngon ở xứ đảo Tam Hải được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi mùa rong biển thường kéo dài 3 – 4 tháng. Rong biển thường mọc trên các bãi đá giăng, hoặc gần các bãi đá; các bãi đá ở đảo Hòn Dứa, Hòn Than.
Muốn hái rong người ta phải chờ đúng thời điểm thuận lợi. Mùa đông là thời điểm hái rau mứt; mùa hè là thời điểm của rau câu, rau xoa, rau đá, rau xá. Người hái rong phải xem theo mùa và phụ thuộc vào mức độ con sóng to, sóng nhỏ, lúc triều lên và triều xuống mà lặn hái…
b. Giá cả rong biển
Phần lớn thương lái lựa chọn rong tươi sau những buổi trở về từ biển của người hái về phơi khô, đóng gói đưa đi các nơi. Du khách chỉ có thể mua được rong khô đã đóng gói, rong đã qua phiếu (lọc, làm sạch) có giá cao hơn. Rong mứt ở Tam Hải có giá cao nhất, tầm 3 – 3,5 triệu đồng/kg khô, rau xóa 300 – 400 nghìn đồng/kg khô, rau câu tươi chưa qua sơ chế có giá 30 – 50 nghìn đồng/kg, rau chân vịt (rau đá) chưa sạch có giá 170 – 200 nghìn đồng/kg…
c. Chế biến rong biển
Theo cư dân ở đảo, rong biển có nhiều công dụng và cách thức chế biến. Phần lớn các loại rong đều có thể sử dụng tươi nguyên chất cho hương vị đặc trưng, thơm ngon hoặc phơi khô sử dụng lâu dài. Rau xoa dùng để chế biến thức ăn, để nấu xu xoa; rau mứt (có màu đen đậm) có thể nấu canh kết hợp với tôm, thịt, xương, nấu súp đều rất ngon. Rau đá cũng như rau xoa là món ăn vặt giải nhiệt vào mùa hè. Rau cau có màu xanh pha vàng thường nấu các món như trộn gỏi, luộc chấm với mắm ruốc. Rong mơ (màu xanh đậm) dùng để nấu nước uống thanh nhiệt. Rau đá cũng như rau xoa, là món ăn giải nhiệt vào mùa hè.
Tam Hải sở hữu tài sản vô giá
PGS-TS. Ngô Văn Doanh – Hội đồng Di sản quốc gia, từng cho rằng, Tam Hải có một tài sản vô giá, là “Tam Hải thạch họa” – tức tranh đá Tam Hải, mà nếu chụp hay vẽ lại các bức tranh đá này có thể trưng bày thành một triển lãm lớn về “tranh đá tự nhiên”.
Khẳng định là nơi duy nhất của Việt Nam sở hữu lượng đá cổ nhiều và giữ nguyên vẹn cấu tạo địa chất của hàng triệu năm, PGS-TS. Chu Văn Ngợi – Viện Nghiên cứu Địa môi trường và Biến đổi khí hậu cho biết: “Điểm nổi bật của tiềm năng di sản địa chất ở đây là các thành tạo địa chất lộ ra ven biển cổ. Đây là điểm duy nhất ở bờ biển Việt Nam có đá cổ lộ ra và các đảo ven bờ cũng là đá cổ nhất. Đặc điểm thứ hai là đá gốc lộ ra trên một diện rộng, đá còn rất tươi và giữ nguyên vẹn các cấu tạo địa chất như phân phiến, cấu tạo khúc dồi và các uốn nếp nằm ngang, nằm nghiêng cộng với các di tích về quá trình phát triển địa chất. Ở một xứ sở nhiệt đới có một vết lẹo đá gốc cổ lại rất tươi như vậy thì quá hiếm vì phần lớn ở các nơi khác đều bị phân hóa”.
Tất tần tật về kinh nghiệm du lịch Tam Hải bạn theo dõi video kênh Henry Lương này nhé.
Theo Vietnamquaanhmattoi