Trong ẩm thực châu Á, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo ,tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.
Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, v.v.), bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.
1. Lịch sử Tổng hợp các món Bún tại Việt Nam
Từ Bắc chí Nam, ở đâu vùng nào cũng đều gọi là bún. Bún và phở cùng làm từ bột gạo tẻ nhưng có một số đặc điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, rõ ràng nhất về mặt hình thức, bún sợi nhỏ, tiết diện tròn, màu trắng tinh, phở sợi to, dẹt, tiết diện hình chữ nhật, màu trắng đục.
Thứ hai, bột gạo làm bún sau khi đẩy qua lỗ nhỏ thành sợi được thả ngay vào nồi nước sôi luộc khoảng một phút còn phở thì phải hấp, tráng như bánh cuốn rồi mới cắt sợi.
Thứ ba, bột bún phải được lên men còn bột phở xay ra phải nấu ngay cho khỏi chua.
2. Phân biệt bún và thực phẩm dạng sợi khác
Về cơ bản bún, mì sợi, bánh phở, bánh đa, miến hay hủ tiếu khô đều sử dụng tinh bột của ngũ cốc, chủ yếu là gạo tẻ, có quy trình làm bột và ra thành phẩm gần tương tự nhau.
Bún được làm thủ công, sử dụng tinh bột gạo tẻ, sợi có tiết diện tròn, mềm.
Mì sợi dùng tinh bột gạo tẻ hoặc bột mì, đôi khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như trứng (mì trứng); được cắt sợi vuông hoặc sợi tròn nhỏ và thường được phơi khô.
Bánh phở dùng tinh bột gạo tẻ, tráng mỏng và cắt thành sợi dài.
Bánh đa có cách làm gần tương tự như bánh phở nhưng có thể kết hợp với cả bột đao, và thành phẩm thường được phơi khô; có loại bánh đa như bánh đa cua dùng bột gạo kết hợp với thịt cua, phơi khô.
Miến có sợi tiết diện hình vuông nhỏ, thường làm từ bột đao, bột dong, phơi khô thành phẩm.
3. Các loại bún
Bún rối
Bún rối là loại bún sau khi được vớt ra khỏi nồi nước tráng, được để trong thúng một cách tương đối lộn xộn không có hình thù khối rõ rệt. Bún rối là loại tương đối phổ biến và thích hợp cho nhiều món ăn, đặc biệt là các món bún nước như bún bò Huế, bún thang, bún riêu v.v.
Bún vắt
Bún vắt hay bún lá: các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4-5mm, dài cỡ 30–40 cm. Khi ăn các lá bún này được cắt thành từng đoạn ngắn. Thích hợp cho một số món bún dạng chấm như bún đậu mắm tôm, bún chả, bún nem v.v.
4. Tổng hợp các món Bún tại Việt Nam
1 | Bún đậu mắm tôm | 15 | Bún măng vịt |
2 | Bún riêu cua | 16 | Bún gà |
3 | Bún bò huế | 17 | Bún sườn chua |
4 | Bún bò giò heo | 18 |
Bún tôm hải phòng
|
5 | Bún mắm miền tây | 19 | Bún dọc mùng |
6 | Bún cá châu đốc | 20 | bún chả hà nội |
7 | Bún ốc | 21 |
bún mắm nêm đà nẵng
|
8 | Bún gạo lút | 22 | Bún thịt nướng |
9 | Bún chả cá nha trang | 23 |
Bún gỏi dà sóc trăng
|
10 | Bún nước lèo | 24 | Bún cá ngừ |
11 | Bún mọc | 25 | Bún xào chay |
12 | Bún thang | 26 | Bún trộn |
13 | Bún đỏ | 27 |
Bún đậu hủ nước tương
|
14 | Bún sứa | ||
5. Chi tiết hình ảnh từng món bún